OmniChannel nên được hiểu là gì? Mô hình này có điểm gì nổi bật mà nhiều doanh nghiệp áp dụng tới vậy. Trong bài viết dưới đây, CAS Media sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Omnichannel và làm sao để áp dụng mô hình bán hàng này một cách hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Omnichannel nên được hiểu chính xác là gì?
Omnichannel là gì? Bạn có thể tìm thấy rất nhiều các khái niệm, các định nghĩa về omnichannel khi bạn tìm kiếm từ khóa “omnichannel là gì?” trên các trang Google. Để các bạn hiểu về mô hình này một các chính xác, CAS Media sẽ đưa đến cho bạn khái niệm cơ bản dưới đây.
Cách hiểu đúng về Omnichannel
Công nghệ ngày càng phát triển, việc bán hàng sử dụng các kênh bán hàng là các sàn thương mại hay trang mạng xã hội cũng trở nên phổ biến hơn. Điều này đòi hỏi nhà tiếp thị phải tiếp nhận thông tin nhanh chóng, phản ứng kịp thời để thay đổi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Omni channel hay còn được hiểu là tiếp thị đa kênh, đây là một phương pháp tiếp cận, tương tác và chăm sóc khách hàng tiềm năng. Trong đó nhà cung cấp hay doanh nghiệp sẽ mang đến dịch vụ về sản phẩm, ưu đãi, hỗ trợ khách hàng trên nền tảng là các kênh và trên mọi thiết bị có thể kết nối internet.
Ưu thế khi áp dụng Omnichannel
Với các hiểu ở trên thì chúng ta cũng có thể hiểu rằng việc bán hàng sẽ không còn là trên các web mà còn là email marketing, điện thoại, messenger hay trò chuyện trực tuyến. Điều này giúp nhà quản lý có nhiều lợi thế hơn khi đưa ra được các chiến lược tiếp thị phù hợp cho từng khách hàng và từng sản phẩm, dịch vụ.
-
Phạm vi tiếp cận khổng lồ: nhờ lợi thế về sự phong phú đa kênh tiếp thị mà bạn có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Người tiêu dùng không phải tìm kiếm để thấy kênh của bạn nữa, thay vào đó chỉ với một lần nhấp chuột, một cuộc gọi hay một thông báo email là bạn đã có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng dù họ đang ở bất kỳ đâu.
-
Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng: sự hài lòng của khách hàng chính là chìa khóa quan trọng để bạn có thể gặt hái nhiều thành công trong tương lai, chính vì vậy đừng bỏ qua việc tiếp thị đa kênh. Giờ đây, khách hàng của bạn đã dễ dàng hơn trong việc mua sắm khi họ có thể nhìn thấy sản phẩm của bạn trên mọi kênh tiếp thị, trên mọi thiết bị hay trên những nền tảng mà họ yêu thích.
-
Tăng nhận diện thương hiệu: khách với tiếp thị đa kênh thông thường thì Omnichannel lại có sự nhất quán giữa các kênh thông tin, điều này giúp bạn tạo nên dấu ấn và sự nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Nhờ vậy mà bạn sẽ cho mình những khách hàng tiềm năng, những người sẵn sàng mua sản phẩm hay ủng hộ bạn khi bạn đưa ra những chiến lược hay sản phẩm mới.
-
Tạo tin nhắn theo sở thích cá nhân: những hành động của khách hàng như tương tác, mua sắm, trao đổi thông tin trên 1 trang bán hàng thì bạn sẽ có thể dễ dàng tạo chiến dịch SMS marketing một cách cá nhân hóa. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự yêu thích, sự phù hợp làm tăng tỉ lệ thành công cho các đơn hàng.
-
Tăng lợi nhuận: tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn sẽ kéo theo tăng doanh thu, lợi nhuận. Hãy mang đến cho khách hàng của bạn dịch vụ tốt nhất, sản phẩm tốt nhất và bạn sẽ nhận được nhiều thành công nhất.
Các bước để bắt đầu tiếp thị đa kênh
Để có thể áp dụng tiếp thị đa kênh mang lại hiệu quả và trải nghiệm tốt cho khách hàng bạn sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ. Sau đây là các bước để bạn có thể bắt đầu tiếp thị đa kênh nhé.
Chuẩn bị: thu thập và phân tích dữ liệu
Để bắt đầu áp dụng omnichannel thì bước chuẩn bị là vô cùng quan trọng, trong đó thu thập và phân tích dữ liệu sẽ tạo nên cơ sở để bạn hiểu rõ và chính xác nhận tình hình hiện tại để đưa ra hướng đi phù hợp.
Những thông tin mà bạn cần phải thu thập sẽ bao gồm thông tin về đối tượng mà bạn muốn bán sản phẩm và thị trường mục tiêu của sản phẩm.
-
Đối tượng: với mỗi sản phẩm hay dịch vụ sẽ luôn phù hợp cho từng nhóm đối tượng khác nhau vì vậy việc thu thập thông tin khách hàng sẽ giúp bạn biết được họ cần gì và bạn phải đưa sản phẩm đến cho khách hàng bằng cách thức nhau. Những yếu tố mà bạn cần quan tâm đến thu thập thông tin khách hàng sẽ bao gồm nhân khẩu học, hành vi trên các nền tảng bán hàng, nhu cầu, công việc, kinh tế,....
-
Thị trường của sản phẩm: trước khi bán sản phẩm bạn phải hiểu thị trường dành cho sản phẩm của bạn như thế nào, liệu có nên bán hay không và nên bán với mức giá như thế nào. Hãy thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh của bạn, hãy xem các họ bán sản phẩm có gì để học hỏi và những lợi thế của bạn liệu có thể đánh bại được những nhà tiếp thị đã đi trước hay không.
Sau khi có được dữ liệu thì cũng được quên phân tích, chọn lọc để có được những thông số cần thiết để từ đó tạo tiền đề vững chắc nhé.
Lập bản đồ hành trình khách hàng
Việc thu thập thông tin khách hàng có thể giúp bạn nhận biết được hành vi và từng hoạt động mà khách hàng thực hiện trên kênh bán hàng. Với thông tin về sở thích, nhân khẩu học bạn sẽ biết được cách tạo nên kênh bán hàng có giao diện phù hợp giúp người dùng dễ dàng theo tác, tìm kiếm và mua sắm. Không chỉ là tăng chất lượng trải nghiệm của khách hàng mà việc lập bản đồ hành trình khách hàng cũng sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược phù hợp và chính xác nhất. Có thể nói lập hành trình khách hàng chính là bước quan trọng tiếp theo nếu bạn muốn bắt tay vào áp dụng Omnichannel.
>>> Tham khảo: Cách xây dựng phễu bán hàng đơn giản, hiệu quả.
Bản sắc thương hiệu
Đừng chạy theo một ai đó, hãy tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu quả bạn. Chỉ có bản sắc, sự khác biệt mới có thể giúp thương hiệu của bạn tạo dấu ấn cho khách hàng. Nếu sản phẩm của bạn đang được rất nhiều thương hiệu khác bán thì việc này sẽ giúp bạn thu hút khách hàng. Hãy phát triển bản sắc thương hiệu với thông điệp rõ ràng, sáng tạo giúp tạo điều kiện cho trải nghiệm đa kênh. Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ hỗ trợ để theo dõi, đo lường và dự đoán sức mạnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Giữ vững bản sắc thương thương không có nghĩa rằng bạn không đổi mới để hướng tới hình ảnh tốt hơn. Chính vì vậy, bạn phải liên tục kiểm tra, đánh giá hoạt động dựa trên các tiêu chí đã đề ra, từ đó có giải pháp phù hợp, nhanh chóng để tối ưu hóa hoạt động bán hàng của mình.
Cách nhận biết Omni Channel và Multi Channel
Omni Channel và Multi Channel đều là bán hàng trên nhiều kênh hay nhiều nền tảng khác nhau nhưng đây là 2 mô hình kinh doanh khác nhau, vậy nên hãy phân biệt rõ 2 hình thức này trước khi lựa chọn nhé.
Sự kết nối giữa các kênh bán hàng
Cùng là bán hàng trên nhiều kênh nhưng Omnichannel và Multichannel lại có sự khác nhau về sự liên kết giữa các kênh bán hàng này. Nếu ở OmniChannel các nền tảng có sự gắn kết và nhất quán tạo nên một hệ thống vòng trong, kênh này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kênh khác thì ở MultiChannel, các kênh sẽ hoạt động độc lập, không ảnh hưởng đến nhau.
Chính sự nhất quán và đồng bộ đã giúp cho OmniChannel có ưu thế hơn rất nhiều MultiChannel trong việc tiếp thị cũng như quản lý thông tin khách hàng. Nếu không có sự kết nối thì bạn sẽ thấy sự trùng lặp vì khách hàng có thể để lại thông tin trên nhiều nền tảng và bạn sẽ phải có thêm bước sàng lọc thông tin khách hàng. Bên cạnh đó, do không có sự liên kết nên khách hàng sẽ coi sản phẩm trên các kênh khác nhau được cung cấp bởi các bên khác nhau từ đó giảm bớt khả năng nhận diện thương hiệu.
>>> Tham khảo: Các phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay.
Quản lý mô hình
Mô hình Multi Channel phát triển lâu đời và đáp ứng được sự bùng nổ của internet, theo đó khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Nhưng vì xu hướng phát triển độc lập nên Multi Channel sẽ cần tổ chức, quản lý riêng phục vụ cho từng kênh khác nhau. Bên cạnh đó việc áp dụng mã ưu đãi, giá cả của các cửa hàng sẽ khác nhau dù cùng được cấp từ một cửa hàng chính thống. Chính vì vậy mà việc giải quyết các vấn đề khi mua hàng của người tiêu dùng cũng gặp khó khăn.
Thay vào đó sự đồng bộ về thông tin, giá cả, chương trình ưu đãi nên tiếp thị Omnichannel giảm thiểu các vấn đề phát sinh và việc giải quyết cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó chỉ với 1 quản lý là bạn đã có thể kiểm tra toàn bộ các kênh vì chúng được đồng bộ thông tin. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn về nhân sự.
Có thể thấy Omnichannel đang là xu hướng được rất nhiều nhà kinh doanh lựa chọn đặc biệt là khi ngày càng nhiều nền tảng ra đời và phát triển. Các chương trình hỗ trợ AI với mô phỏng giọng nói trong tính năng chatbot của mô hình Omni Channel cũng được coi là một phần không thể thiếu khi bán hàng trên các kênh đa năng.
Những ngành nên áp dụng Omni Channel
Dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng không phải ngành nghề nào áp dụng Omnichannel cũng mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những ngành nên áp dụng mô hình tiếp thị đa kênh.
-
Bán lẻ: mô hình đa kênh sẽ giúp nhà tiếp thị bán lẻ có thể dẫn dàng tập trung và đánh giá hành vi khách hàng đảm bảo kết quả tốt nhất.
-
Chăm sóc sức khỏe: khách hàng chăm sóc sức khỏe thường có thói quen tương tác với rất nhiều kênh, chính vì vậy mà bạn có thể có được nguồn dữ liệu khổng lồ phục vụ mục đích phân tích ra chiến lược.
-
Dịch vụ tài chính, ô tô: với mạng lưới tiếp cận lớn, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho mình, cung cấp dịch và trải nghiệm cá nhân hóa. Từ đó khách hàng sẽ được trải nghiệm mua sắm dễ dàng với dịch vụ chăm sóc tốt nhất, niềm tin chính là điều quan trọng để bạn phát triển đặc biệt các dịch vụ tài chính khi ngày càng nhiều hình thức đen tràn lan trên mạng xã hội.
Trên đây là bài viết tổng hợp những điều bạn nên biết về hệ thống bán hàng đa kênh Omnichannel mà CAS Media muốn mang đến cho bạn. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết bạn đã có cái nhìn rõ hơn về mô hình này để có thể bắt tay vào kinh doanh trên các nền tảng xã hội.