CAS

Google Tag Manager

Đăng bởi: MẠNH TUẤN

Nội dung bài viết x

    Trước khi vào khái niệm Google Tag Manager là gì, thì chúng ta cần nắm rõ làm thế nào để một bên thứ 3 theo dõi kết quả đo lường website của chúng ta. Để làm được việc này, bạn phải tiến hành gắn 1 đoạn code của bên thứ ba vào website của bạn.

    Ví dụ: bạn mong muốn Google Analytic theo dõi hành vi người dùng trên website của bạn để bạn có dữ liệu phân tích thì bạn phải chèn một đoạn mã từ Google Analytic vào website của bạn. Hay bạn muốn Google Ads tiếp thị lại cho khách hàng thì bạn cũng phải gắn mã tiếp thị của Google ads lên website thì từ đó Google Ads mới có thể tiếp thị lại được. Nhìn chung, các đoạn mã như vậy gọi là các Tag (thẻ).

    su dung tag manager

    Google Tag Manager là gì?

    Google Tag Manager là một công cụ trung gian cho phép bạn quản lý hết tất cả các loại Tag này và thuận lợi hơn cho bạn thay vì bạn phải quản lý từng Tag một.

    Bạn có thể hiểu nếu bình thường bạn sẽ phải gắn từng Tag cho website để phục vụ cho các mục đích khác nhau thì khi bạn sử dụng Tag Manager thì bạn chỉ cần gắn 1 Tag của Google Tag Manager duy nhất lên website của bạn và các Tag còn lại sẽ thông qua Google Tag Manager và chạy các chức năng của chúng trên website.

    google tag

    Có nên dùng Google Tag Manager không?

    Câu trả lời là có nhé. Việc sử dụng Google Tag Manager sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phân tích dữ liệu và rất nhiều tiện ích khác nhưng tiêu biểu là các tiện ích sau:

    • Khi gắn các Tag thông thường vào website thì sẽ yêu cầu bạn có kiến thức về code, bạn tốt nhất nên là một coder để làm việc này. Nhưng điều này sẽ rất phiền toái cho những người theo dõi tình hình kinh doanh – vốn không phải là các coder hay IT. Bên cạnh đó, việc nhờ vả các coder giúp đỡ cài Tag vào website có thể nói là rất phiền toái và đôi khi họ sẽ “quên” không giúp nữa. Chính vì vậy, dùng Tag Manager cho phép bạn chủ động trong quá trình này. Không dừng lại ở đó, Google Tag Manager còn giúp bạn các công việc như: thống kê các hành động của khách hàng trên website của bạn, tạo các conversion, đo lường hiệu quả,... mà bạn không cần bất kỳ kỹ năng về IT cả.

    • Giúp giảm tốc độ load trang: việc chờ đợi load trang nói với khách hàng nói chung là rất khó chịu. Theo một nghiên cứu thì khách hàng chỉ chấp nhận tối đa 3 giây để chờ đợi tải trang mà thôi. Với công cụ Google Tag Manager thì do là một công cụ gián tiếp, bạn chỉ cần cài 1 Tag của Google Tag Manager vào website nên sẽ giảm được lượng mã javascript phải tải, khi kích hoạt, chỉ cần tải Google Tag Manager thôi và Google Tag Manager sẽ tải các phần còn lại, giúp khách hàng không phải chờ đợi quá lâu.

    google tag manager

    Các thành phần của Google Tag Manager

    Container (vùng chứa)

    Container hay còn gọi là vùng chứa. Mỗi website sẽ được để trong 1 vùng chứa, và 1 vùng chứa này sẽ bao gồm nhiều Tag khác nhau

    Tag (Thẻ)

    Như đã được đề cập phía trên, đây là các đoạn code như: Google Analytic Tag, mã tiếp thị của Google Ads,...

    Trigger (Trình kích hoạt)

    Đặt điều kiện để 1 Tag nào đó được kích hoạt. Ví dụ: sau khi bạn tiến hành đăng ký đơn hàng, sau khi bạn click “ Xác nhận đặt hàng”, thì sẽ load trang “Xác nhận đơn đặt hàng”, đây sẽ là tín hiệu kích hoạt để Tag “Đơn hàng thành công”, ghi lại đơn hàng và thống kê.

    Variable (biến)

    1 thành phần bất kỳ của 1 phần tử nào đó. Ví dụ: URL, Click ID, Click Class, Path… (Các Biến sẽ bổ sung thông tin chi tiết hơn về trigger để Google Tag Manager kích hoạt Tag chính xác)

    quản lý thẻ google

    Google Tag Manager hoạt động thế nào?

    Một cách ngắn gọn thì khi Trigger được kích hoạt thì Tag sẽ chạy.

    Có nghĩa là Trigger (trình kích hoạt) là điều kiện cần và đủ để Tag được kích hoạt, Trigger không được kích hoạt thì Tag sẽ không chạy.

    Ví dụ: Bạn cài đặt mã Pixel của Facebook thì trong trường hợp này Tag (thẻ) sẽ là đoạn code Facebook, và Trigger (trình kích hoạt) sẽ là khi bạn vào một trang đích bất kỳ trên website. Nghĩa là nếu có bất kỳ một trang bất kỳ nào trên website được load thì đoạn code Facebook kia sẽ được kích hoạt và chạy.

    Vậy, quy trình cài đặt Google Tag Manager như thế nào?

    trình quản lý thẻ

    Quy trình 5 bước để cài đặt Google Tag Manager

    Bước 1: Gắn đoạn mã Google Tag Manager vào website

    Trước hết, để gắn được đoạn mã Google Tag Manager vào website thì bạn cần tạo cho bản thân trước 1 tài khoản Google Tag Manager, email dùng để đăng ký cũng không yêu cầu quan trọng gì, chỉ cần dùng Gmail mà bạn thường dùng và tạo Container (vùng chứa) cho website.

    Đầu tiên, đăng nhập vào Gmail và truy cập vào link : https://tagmanager.google.com/

    Sau đó, bạn tiến hành tạo tài khoản (Create Account) và điền các thông tin theo hướng dẫn, sau đó bấm “Tạo” (Create) là hoàn tất phàn tạo tài khoản.

    Tiếp theo, bạn chỉ cần nhấp đồng ý vào điều kiện và điều khoản của Google Tag Manager, khi ấy bạn sẽ thấy hiện ra đoạn mã mà bạn sẽ dùng để gắn vào website. Sẽ có 2 đoạn tổng cộng: 1 đoạn code bạn sẽ dán vào thẻ Head, đoạn còn lại bạn sẽ gắn vào thẻ Body. Phần này sẽ yêu cầu bạn có một chút “tư duy coding”, nếu bạn cảm thấy quá phức tạp thì có thể nhờ sự hỗ trợ của Coder nhé. Và tin mừng đây cũng sẽ lần duy nhất bạn cần đến sự giúp đỡ của Coder.

    google tag manager

    Bước 2: Bật tất cả các biến Google Tag Manager đã được cho sẵn

    Khi tiến hành tự cài đặt, bạn xem các video trên Youtube hay trên các trang hướng dẫn lại không thấy các biến của mình ở đâu cả, khác hoàn toàn với những gì clip hướng dẫn, làm bạn nghĩ bạn đã làm sai ở bước nào đó. Thực ra, lý do là ở việc bạn chưa thực hiện qua bước này.

    Để có thể bật hết các biến Google Tag Manager cho sẵn, bạn hãy chú ý đến thanh menu bên phía tay trái, bạn sẽ thấy xuất hiện chữ “ Biến”, bạn hãy bấm vào đó, tiếp theo bạn nhấp tiếp vào chữ “Định cấu hình”

    Sau đó, bạn nhấp vào các biến bạn muốn sử dụng. Trong trường hợp bạn không biết nên chọn biến nào thì lời khuyên là bạn hãy bật hết tất cả các biến lên nhé.

    cài đặt google tag manager

    Bước 3: Xác định Tag

    Bước 3, bước 4 và 5 sẽ là 3 bước liên kết với nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể. Ở đây ví dụ sẽ dùng Tag Pixel của Facebook,

    Đầu tiên, bạn nhìn Tag bên trái, nhấp chọn “Thẻ”, sau đó, bạn nhấp vào chữ “Mới” ở góc bên phải màn hình. Sau khi nhấp sẽ hiện lên khung thông tin, bạn đặt tên cho Tag sao cho dễ nhớ và thuận tiện nhé.

    Sau khi đặt tên cho Tag xong bạn sẽ chọn “Cấu hình thẻ”, bạn lướt xuống và chọn “HTML tùy chỉnh”. Sau đó, bạn copy đoạn code Pixel facebook vào khung vừa hiện ra là hoàn tất với bước này.

    >>> Tham khảo: 7 lỗi khiến quảng cáo Facebook đắt.

    cài đặt facebook pixel

    Bước 4: Xác định Trigger

    Trigger (Trình kích hoạt) là điều kiện để kích hoạt Tag hoạt động. Trong trường hợp này là Tag Pixel Facebook, cũng chính là đoạn code bạn vừa dùng phía trên. Ở đây, ví dụ mình mong muốn Tag Pixel Facebook của mình sẽ được kích hoạt trên mọi trang ở website. Chính vì vậy, Trigger sẽ là “Khách hàng tải bất kỳ trang nào”. Cụ thể như sau:

    Sau khi bạn hoàn tất bước 3 với việc Copy và Paste đoạn code Pixel facebook thì cũng chính tại trong khung cửa sổ đó, bạn nhấp vào phần khoảng trắng kế bên “Kích hoạt”. Màn hình sẽ hiện ra khung cửa sổ mới, bạn nhấp chọn “All pages” là hoàn tất bước này.

    facebook pixel

    Bước 5: Xác định biến cần sử dụng

    Trong trường hợp này do Trigger là load với mọi loại trang nên việc sử dụng thêm biến để làm rõ cho Trigger là không cần thiết nên ta không cần dùng. Nhưng ví dụ nếu bạn muốn tag chỉ hoạt động với các trang URL chứa chữ “tui-xach”  ví dụ vậy, thì bạn lúc này chỉ cần cài đặt biến lúc này sẽ là URL.

    Nói chung, biến chỉ giúp cho Trigger thêm cụ thể, chính xác một Trigger nào đó)

    Kết luận

    Google Tag Manager là một trong số các công cụ miễn phí vô cùng hữu hiệu mà bất kỳ một marketer nào cũng nên biết. Kiến thức về Google Tag Manager rất rộng, hi vọng qua bài viết này có thể phần nào giúp các bạn hiểu về Google Tag Manager là gì, nó giúp ích điều gì và cách cài đặt cụ thể. Hi vọng điều này sẽ hỗ trợ được cho các bạn trong công việc, chúc các bạn may mắn!

     

    HÃY TRAO ĐI 1% TIN TƯỞNG, CHÚNG TỐI SẼ TRẢ BẠN 99% SỰ HÀI LÒNG

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

    Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *