CAS

Cấu trúc Silo là gì? Cách tạo cấu trúc Silo website chi tiết nhất

Đăng bởi: MẠNH TUẤN

Nội dung bài viết x

    Cấu trúc Silo là một trong những khái niệm được sử dụng phổ biến trong hoạt động SEO website hiện nay. Cấu trúc Silo chất lượng có tác dụng thiết lập hệ thống nội dung hoàn chỉnh cho website, từ đó giúp cải thiện hoạt động SEO một cách hiệu quả. Trong bài viết dưới đây CAS Media sẽ giới thiệu chi tiết về cấu trúc Silo và hướng dẫn cách tạo cấu trúc Silo website chi tiết nhất.

    cấu trúc silo

    Cấu trúc Silo là gì?

    Cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc website chuyên sâu dùng để chia nội dung của website thành các thư mục (category) khác biệt. Nội dung trong cấu trúc Silo sẽ được phân chia theo cấp bậc dựa trên subtopic và topic. Với những nội dung có sự liên quan với nhau thì sẽ được xếp chung vào một nhóm với nhau.

    Cấu trúc Silo chứa càng nhiều nội dung liên quan đến chủ đề của web thì càng được Google đánh giá cao về mức độ liên quan của website. Đặc biệt, nếu website của bạn chứa tất cả những truy vấn tìm kiếm liên quan đến chủ đề tìm kiếm của người dùng thì sẽ càng được Google đánh giá tốt.

    Cấu trúc Silo có khả năng tổ chức nội dung và phân nhóm một cách khoa học, giúp đảm bảo mức độ liên quan của ngữ nghĩa theo từng nhóm nội dung. Ngoài ra, thông qua các tín hiệu, người dùng còn dễ dàng gửi và làm rõ các thông điệp từ công cụ tìm kiếm. Điều này giúp tăng trải nghiệm của người dùng trên website cũng như cải thiện thứ tự xếp hạng của website trên bảng xếp hạng từ khóa.

    Hiện nay, cấu trúc Silo website được sử dụng ngày càng phổ biến với mục đích là để robot của Google khi quét sẽ ưu tiên và để thứ hạng xếp hạng cao hơn cho website.

    >>> Tham khảo: Thuật toán Rankbrain của Google.

    Các loại cấu trúc Silo phổ biến

    Cấu trúc Silo trong SEO được chia thành hai loại chính là Silo vật lý thông qua thư mục và Silo ảo thông qua liên kết.

    Silo vật lý 

    Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc cho một website dựa vào việc thiết lập các thư mục URL để phân loại và sắp xếp lại các trang web có liên quan đến nhau. Thông qua địa chỉ URL mà người dùng và Googlebot có thể biết được chủ đề của trang đó là gì.

    Cấu trúc chung của Silo cấu trúc: “tên domain/silopage/sub-silopage”.

    Ví dụ cụ thể về Silo vật lý:

    • Homepage: https://www.fptshop.com

    • Silo page:  https://www.fptshop.com/dtdd/

    • Sub-silopage: https://www.fptshop.com/dtdd/iphone-x-256gb

    Với mỗi chủ đề riêng sẽ có một nhóm các trang được lưu trong cùng một thư mục về Category cụ thể, ví dụ phụ kiện, điện thoại di động, laptop, tablet,... Và mỗi Category sẽ có những thư mục phụ là những subcategory khác. Mỗi file sẽ được thêm vào một Category khác nhau và không có file nào được thêm vào 2 Category.

    Cần phải tạo cấu trúc thư mục song song với nhiều chủ đề bao phủ toàn bộ website thì mới có thể tạo cấu trúc Silo vật lý.

    Silo ảo

    Silo ảo sử dụng cấu trúc Internal link của website để có thể liên kết những bài viết có nội dung liên quan hoặc tách rời những bài không liên quan và tăng sức mạnh Landing page cho từng Silo.

    Silo ảo được hình thành dựa trên các Hypertext link giữa các trang cùng một chủ đề. Silo ảo mang lại sức mạnh cực kỳ lớn đối với hoạt động SEO, vì trên thực tế nếu không có Silo vật lý thì chỉ cần mình Silo ảo vẫn có thể mang lại hiệu quả tương đương. Điều này nhờ vào spider của công cụ tìm kiếm luôn đi theo các liên kết này để crawl nội dung của website.

    cau truc silo

    Lợi ích của cấu trúc Silo trong SEO 

    Cấu trúc Silo trong SEO ngày càng được quan tâm và sử dụng nhiều. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm, ngoài ra cấu trúc Silo cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho hoạt động SEO. Dưới đây là những lợi ích của cấu trúc Silo trong SEO:

    Tăng trải nghiệm cho người dùng

    Khi xây dựng website cho doanh nghiệp thì việc tạo ra hệ thống nội dung có cấu trúc rõ ràng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Khi hiểu được cách lấy thông tin, nội dung trên website thì người dùng sẽ có xu hướng ở lại lâu hơn trên website của bạn.

    Khi người dùng truy cập vào website của bạn nhiều hơn và thời gian ở lại lâu hơn thì sẽ giúp cải thiện vị trí của website trên trang công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó còn giúp tỉ lệ Bounce Rate của website được giảm đáng kể. Với những lý do này thì cấu trúc Silo sẽ mang đến cho người dùng website những trải nghiệm chất lượng hơn. Như vậy kết quả SEO website cũng được cải thiện đáng kể.

    Tạo sự liên quan giữa ngữ cảnh và từ khóa

    Các công cụ tìm kiếm thường sẽ dựa vào mức độ liên quan giữa nội dung và từ khóa của trang để tối ưu hóa SEO website. Ngoài ra, bối cảnh của website cũng là yếu tố quan trọng để Google đánh giá chất lượng, mức độ uy tín của một trang web là Expertise, Authority và Trust. 

    Lập chỉ mục tìm kiếm

    Khi lập chỉ mục tìm kiếm trên website thì công cụ tìm kiếm sẽ thường không quan tâm nhiều đến chủ đề chính và chủ đề phụ của web. Nhưng nếu website của bạn sở hữu một cấu trúc Silo tốt, ổn định thì thông qua chủ đề chính và phụ của một nội dung công cụ tìm kiếm sẽ biết được mong muốn của bạn và mang lại những lợi ích như:

    • Giúp liên kết các trang với nhau và tăng quyền hạn cho trang chính.

    • Lập chỉ mục cho các trang web mới và tốc độ cập nhật cũng nhanh hơn.

    • Tăng vị trí xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

    >>> Tham khảo: Sitemap là gì? Hướng dẫn tạo sitemap cho website đơn giản, nhanh chóng.

    nội dung website

    Xây dựng Internal link hiệu quả

    Với cấu trúc Silo sẽ giúp liên kết các danh mục con với các danh mục quan trọng của một website. Việc này giúp mang đến nhiều lợi ích cho website của bạn khi giúp các robot quét của Google dễ dàng thu thập và tìm kiếm được toàn bộ nội dung xuất hiện trên trang web của bạn.

    Xây dựng Internal link là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SEO mà nhiều SEOer hướng tới. Từ đó giúp cho các bài viết liên quan có lượt tiếp cận của người dùng cao hơn và giúp cải thiện xếp hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm.

    Không bỏ qua nội dung

    Thông thường, các công cụ tìm kiếm sẽ phải dựa vào các liên kết để có thể tìm kiếm thêm các nội dung liên quan ở trên website của bạn. Chính vì vậy, việc liên kết tất cả nội dung trên website một cách rõ ràng, chặt chẽ là điều cực kỳ cần thiết. Đây là yếu tố giúp cho Googlebot có thể dễ dàng tìm kiếm, thu thập dữ liệu từ trang web của bạn một cách đầy đủ, chi tiết nhất mà không bị bỏ sót.

    Hướng dẫn cách tạo cấu trúc Silo WordPress

    Với những lợi ích mà cấu trúc Silo mang lại cho hoạt động SEO thì chắc chắn việc xây dựng cấu trúc Silo bền vững, hiệu quả và rất cần thiết. Dưới đây là các bước để tạo cấu trúc Silo WordPress đơn giản và hiệu quả nhất.

    Xác định chủ đề cốt lõi của website

    Trước khi xây dựng cấu trúc Silo thì bạn cần phải xác định định chủ đề cốt lõi và định hướng phát triển của website của bạn là gì. Từ đó mới có thể xây dựng được trình tự nội dung phù hợp cho website.

    Khi bạn đã có sẵn cấu trúc website thì bạn cần phải biết những từ khóa nào đã được lên top trong tổng domain của bạn để có thể xác định xem Google hiểu như thế nào về chủ đề của website của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng phải xác định sự tương tác của người dùng trên website.

    Bạn cũng nên dành thời gian để phân tích những đối thủ đang đứng đầu trong lĩnh vực của mình để biết được cấu trúc website họ đang thực hiện. Họ tiến hành tối ưu như thế nào với cùng một nội dung bạn đã triển khai. Cụ thể như hoạt động tối ưu liên kết nội bộ, content, thanh menu, thanh điều hướng được đặt ở đâu. Từ đó bạn có thể định hướng hình thức xây dựng và thiết kế website sao cho đúng chuẩn, phù hợp và có thể vượt qua được đối thủ.

    Thiết kế và xây dựng cấu trúc Silo

    Sau khi đã định hướng chủ đề và định hướng phát triển xây dựng website của bạn thì bước tiếp theo sẽ là thiết kế cấu trúc Silo cho website. Bạn có thể triển khai hai loại cấu trúc Silo cho website của mình là Silo vật lý và Silo ảo. Nên xây dựng cả hai loại cấu trúc Silo này để có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động SEO website của bạn.

    Tiếp đến, bạn cần nhóm các content chủ đề con vào thành một chủ đề chính. Mỗi chủ đề cần phải có ít nhất 5 content và nội dung của các nhóm content này phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

    xây dựng silo

    Áp dụng các dạng liên kết để làm rõ nội dung website

    Khi hoàn thành việc gom nhóm content thì tiếp theo cần phải sử dụng các liên kết để tạo cấu trúc Silo. Bạn có thể sử dụng Internal link (liên kết nội bộ) để kết hợp cùng các Anchor Text, Inbound Link, Outbound Link.

    Internal Link

    Chủ đề của các nhóm content sẽ được tạo nên bởi các liên kết nội bộ của các content có trong nhóm đó. Mỗi content ở trong nhóm nên được cần được liên kết để trỏ về chính nhóm content và các content nhỏ có trong nhóm đó.

    Ví dụ content về chủ đề tối ưu hóa Title thì bạn nên trỏ về chủ đề SEO Onpage hoặc các bài viết có cùng chủ đề khác liên quan đến SEO. Có thể đặt các liên kết nội bộ này ở các thanh menu hay tạo Breadcrumbs.

    Khi thực hiện liên kết giữa các trang khác trong cùng domain thì bạn cần phải làm cực cẩn thận để tránh làm rò rỉ sự liên quan. Bạn có thể sử dụng nofollow để tránh làm rò rỉ khi muốn trỏ content con của nhóm A sang content con của nhóm B.

    Tiếp đến khi thực hiện Anchor Text thì bạn nên sử dụng những từ khóa chính xác hoặc liên quan đến chủ đề bạn muốn SEO. Việc này sẽ gia tăng sự liên quan khi thực hiện liên kết tới những bài content khác.

    Inbound Link

    Inbound Link là những link trỏ tới website của bạn. Khi những backlink liên quan được trỏ về những nội dung liên quan thì sẽ tạo nên sự liên quan cho toàn bộ website của bạn. Điều này giúp Google đánh giá website của bạn cao hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa của bạn. Việc trỏ những backlink không liên quan có thể làm mất đi sự liên quan của website và ảnh hưởng đến chất lượng website của bạn.

    Outbound Link

    Outbound Link được sử dụng khi muốn trỏ tới những trang web khác lĩnh vực. Google sẽ nghi ngờ nếu website của có quá nhiều backlink được trỏ tới nhưng bạn lại không cho bất kỳ link nào tới trang web khác. Google sẽ nhận định website của bạn đang thao túng công cụ kết quả tìm kiếm khi nhận quá nhiều backlink. Vì thế để tạo sự tự nhiên khi Google đánh giá cũng như tạo ra sự liên quan thì website của bạn cũng nên đi link cho các trang web khác. Website của bạn có thể đóng vai trò như một web để đi link đến những website uy tín khác có cùng chung lĩnh vực và nội dung với website của bạn. Như vậy, website của bạn sẽ có những link out chất lượng trong cấu trúc Silo của mình.

    content website

    Xây dựng và đăng tải content trong cấu trúc Silo

    Trước khi bắt tay thực hiện thì bạn nên tìm hiểu, phân tích đối thủ về cả số lượng và chất lượng nội dung content của họ. Hãy lập bảng so sánh gồm 2 cột, 1 cột về số lượng bài viết, cột thứ 2 về chất lượng, unique, số từ, hình ảnh, hình thức bài viết,...

    Tiếp theo bạn cần phải tối ưu nội dung content marketing của mình để có thể vượt qua được đối thủ của mình. Sau khi đã làm được điều này thì Google sẽ dễ dàng nhận diện website của bạn, điều này giúp cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả.

    Phát triển Silo

    Khi phát triển Silo bạn cần phải chắc chắn là phát triển từng phần 1, chỉ khi nào 1 Silo đã tốt rồi thì mới nên chuyển sang phát triển Silo tiếp theo. Khi đã hoàn thiện xong cấu trúc Silo A, tối thiểu phải hoàn thành phần nội dung (5 bài content) để đảm bảo hình thành xong chủ đề A. Tuy nhiên cũng nên chú ý tối ưu hóa cấu trúc Silo một cách tốt nhất thì mới bắt đầu chuyển sang xây dựng và phát triển cấu trúc Silo khác.

    Như vậy, trong bài trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất liên quan đến cấu trúc Silo là gì và hướng dẫn cách tạo cấu trúc Silo website chi tiết nhất. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết về cấu trúc Silo trong SEO để có thể tạo ra một cấu trúc Silo hoàn chỉnh, giúp mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động SEO.

     

    HÃY TRAO ĐI 1% TIN TƯỞNG, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ BẠN 99% SỰ HÀI LÒNG

    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

    Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *